Trước thời Tam quốc Lịch_sử_Triều_Tiên

Các tiểu quốc trên bán đảo Triều Tiên vào khoảng năm thứ nhất sau CN.

Thời kỳ Tiền Tam Quốc, thỉnh thoảng được gọi là Thập Quốc thời đại (열국시대), là khoảng thời gian trước khi Tam Quốc Triều Tiên, gồm Cao Câu Ly, Tân La, và Bách Tế, xuất hiện, và sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ. Khoảng thời gian này chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tiểu quốc từ những lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên. Trong số các nước đó, nước lớn nhất và có ảnh hướng nhất là Đông Phù DưBắc Phù Dư.

Phù Dư

Bắc Phù Dư

Bài chi tiết: Bắc Phù Dư

Sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ, Hae Mosu (Giải Mộ Sấu), một nhân vật hậu duệ của Cổ Triều Tiên, đã thu thập một đạo quân gồm những người Cổ Triều Tiên tại Núi Ung Sơn để thành lập một vương quốc sau này sẽ mang lại thời kỳ phục hưng của Cổ Triều Tiên. Năm 239 trước Công Nguyên, Hae Mosu thành lập Phù Dư, và được trao danh hiệu "Dangun," (Đàn Quân) danh hiệu từng được trao tặng cho những vị vua cai trị Cổ Triều Tiên. Hae Mosu và con cháu của mình đã cai quản vùng Buyeo trong bảy thế hệ. Ông và hậu duệ đã liên tục phải chiến đấu với Vệ Mãn Triều Tiên và các nước láng giềng. Phù Dư dần trở thành kẻ chinh phục với các nước đó, tái thống nhất đa phần các lãnh thổ cũ của Cổ Triều Tiên. Tới năm 86 trước Công Nguyên, Phù Dư chia rẽ sau cái chết của vị Dangun thứ 4, Go Uru (Cao Ưu Lâu). Cùng với cái chết của Go Uru, ngôi báu Phù Dư được trao cho Giải Phu Lũ (Hae Buru), người anh/em của Cao Ưu Lâu. Giải Phu Lũ bị Go Dumak, hậu duệ của Goyeolga Dangun, vị vua cuối cùng của Cổ Triều Tiên, và cũng là người trong hàng ngũ thừa kế không thừa nhận. Hae Buru bị đánh bại và phải bỏ chạy về phía đông, nơi ông tái lập vương quốc của mình là Dongbuyeo. Sau sự kiện này, Go Dumak sáp nhập vương quốc Dongmyeong với Buyeo, hình thành nên Jolbon Buyeo. Go Dumak tiếp tục trở thành vị vua cai trị thứ năm của Buyeo, và truyền lại ngôi báu cho con trai mình, Go Museo Dangun, khi ông qua đời năm 60 trước Công Nguyên. Go Museo cai trị Jolbon Buyeo trong hai năm và mất năm 38 trước Công Nguyên. Go Museo Dangun không có con trai, vì thế ngôi báu được truyền lại cho con rể của ông là Cao Chu Mông, người sáng lập Cao Câu Ly. Jolbon Buyeo sau này trở thành người thành lập Cổ Triều Tiên, vương quốc ở xa nhất phía bắc và đã lớn mạnh để trở thành nước mạnh nhất trong Tam Quốc Triều Tiên.

Đông Phù Dư

Bài chi tiết: Đông Phù Dư

Đông Phù Dư được Vua Giải Phu Lũ thành lập năm 86 trước Công Nguyên, ông là anh/em trai của vị Dagun thứ tư của Phù Dư. Người kế tục Giải Phu Lũ là Kim Oa, ông này đã được đề cập tới trong huyền thoại thành lập Cổ Triều Tiên. Con trai của Kim Oa, Đại Tổ, đã trở thành vị vua thứ ba và cuối cùng của Đông Phù Dư. Ông đã chiến đấu chống lại Vua Daemusin, và thiệt mạng, chấm dứt Đông Phù Dư.

Ốc Trở

Bài chi tiết: Ốc Trở

Vương quốc Ốc Trở (Okjeo) là một quốc gia kiểu bộ tộc nằm ở phía bắc Bán đảo Triều Tiên, và đã được thành lập sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ. Ốc Trở từng là một phần của Cổ Triều Tiên trước đó. Ốc Trở chưa bao giờ phát triển tới mức một quốc gia hoàn toàn vì sự can thiệp từ các vương quốc lân cận. Ốc Trở đã trở thành một nước chư hầu của Cao Câu Ly, và cuối cùng bị Quảng Khai Thổ Thái Vương của Cao Câu Ly (Gwanggaeto Taewang) sáp nhập vào Cao Câu Ly ở thế kỷ thứ 5.

Đông Uế

Bài chi tiết: Đông Uế

Đông Uế (Dongye) là một vương quốc nhỏ khác nằm ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Đông Uế giáp biên giới với Ốc Trở, và hai vương quốc có cùng số phận khi trở thành chư hầu của đế chế Cao Câu Ly ngày càng phát triển. Đông Uế cũng từng là một phần của Cổ Triều Tiên trước khi vương quốc này sụp đổ.

Lạc Lãng

Bài chi tiết: Lạc Lãng (nước)

Sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ năm 239 trước Công Nguyên, Choe Soong, một quan chức cũ của Cổ Triều Tiên, đã thành lập một nước "Cổ Triều Tiên mới" tại Liêu Ninh, tự gọi mình là Lạc Lãng Quốc (Nangnang-guk). Sau vài năm, Lạc Lãng Quốc dời về phía nam Bán đảo Triều Tiên gần Sông Đại Đồng, vì những cuộc tấn công liên tục từ Vệ Mãn Triều Tiên. Dù sự tồn tại của quốc gia này còn bị tranh cãi khá gay gắt, một số đoạn trong Tam quốc sử ký và nhiều nguồn thông tin cổ khác có ghi lại bằng chứng về điều đó. Nó cùng tồn tại và triều cống cho Phù Dư. Dù đa số các vị vua cai trị quốc gia này không được biết tới hay không được ghi lại tên tuổi trong sách sử, vị vua cuối cùng của nó thực sự có lưu danh. Choe Ri là vị vua cuối cùng của Nangnang Joseon và là cha của Công chúa Nangnang, một trong những nhân vật chính trong một câu chuyện tình lịch sử Triều Tiên. Công chúa và Hoàng tử Hodong của Cao Câu Ly đã yêu và sống cùng nhau dù có cuộc chiến giữa Cao Câu Ly và Lạc Lãng Quốc. Lạc Lãng Quốc bị Cao Câu Ly chinh phục năm 32 sau Công nguyên.

Tam Hàn

Bài chi tiết: Tam Hàn

Tam Hàn (Samhan) là từ chỉ ba liên minh gồm Mã Hàn (Mahan), Thìn Hàn (Jinhan), và Biện Hàn (Byeohan). Tam Hàn nằm ở vùng phía nam Bán đảo Triều Tiên. Ba liên minh này cuối cùng trở thành nền tảng thành lập nên ba nước là Bách Tế, Tân La, và Già Da (Gaya). Mã Hàn là nước lớn nhất và gồm 54 tiểu quốc bộ lạc. Biện Hàn và Thìn Hàn đều gồm 12 tiểu quốc, đưa tổng số thành 78 tiểu quốc bộ lạc trong Tam Hàn. Thuật ngữ "Tam Hàn" sau này đã được dùng để miêu tả Tam Quốc Triều Tiên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Triều_Tiên http://www.infobase.gov.cn/intro/fzlt/36.htm http://www.bartleby.com/67/160.html http://www.bookrags.com/history/worldhistory/yayoi... http://www.boston.com/news/nation/washington/artic... http://www.britannica.com/eb/article-9050797?query... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03... http://www.dbpia.com/view/ar_view.asp?arid=584717 http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3693/is_20... http://books.google.com/books?vid=ISBN1588113795&i... http://www.japan-guide.com/e/e2046.html